Nam Định, vùng đất thành Nam xưa nổi tiếng nhiều món ăn vẫn còn lưu truyền đến nay. Ngoài phở bò, nơi đây còn có một món ăn dân dã làm từ thịt lợn ngon nức tiếng là nem nắm Giao Thủy
Ngoài các món ăn vang danh khắp nơi như phở bỏ, bánh xíu páo, xôi báo,… vùng đất ở phía Nam đồng bằng sông Hồng – Nam Định. Thì một trong số đó là nem nắm Giao Thủy mê hoặc thực khách bởi bì lợn giòn sần sật, thịt mềm ngọt tự nhiên quyện với mỡ giòn mà không ngấy kết hợp cùng các gia vị như: tỏi, gừng, ớt, thính, nước mắm…ăn kèm với lá sung thì vô cùng đưa cơm. Và có thể nói, nem nắm chính là món ăn thú vị của các đấng mày râu đấy nhé!
Nem nắm xuất hiện từ huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Theo ghi chép, khi phủ Thiên Trường trở thành kinh đô thứ 2 của vua Trần thì những làng nghề truyền thống đã dần dần được hình thành, những đặc sản thơm ngon trên cả nước hội tụ về đây để dâng lên đức Vua. Trong đó, món nem nắm dân dã là một trong những món ăn ngon được người dân dâng lên đức Vua.
Qua bao nhiêu thăng trầm lịch sử dân tộc, vết tích của thời gian, món nem nắm này vẫn được ông cha giữ và ta lưu truyền đến nay. Khi nhắc tới những món ngon, đặc sản vùng miền nem nắm Giao Thủy cũng được liệt vào nhóm ẩm thực nổi tiếng, không thể bỏ qua khi tới vùng đất châu thổ này.
Nguyên liệu chính để làm nên món đặc sản này là thịt lợn và bì lợn
Để món ăn này trở nên ngon và hấp dẫn trong mắt người thưởng thức thì nguyên liệu chính và cực kỳ quan trọng đó chính là bì lợn. Với bì lợn, người thợ làm nem phải tuyển chọn miếng bì từ những chú heo khỏe mạnh, chắc nịch. Tiếp đó, bì lợn đã được cạo sạch lông và còn dính thêm một tý mỡ. Và bì lợn được những người thợ chuyên thái bằng tay, đều tăm tắp với độ mỏng tanh nhìn rất ngon mắt.
Nguyên liệu thứ 2 không thể thiếu trong món nem nắm này đó chính là thịt lợn. Và thịt lợn thì người thợ thường hay lấy trực tiếp từ lò mổ khi miếng thịt vẫn còn nóng hổi và không nên đặt ở dưới đất.
Đặc biệt, miếng thịt lợn để làm nem nắm Giao Thủy được người thợ có kinh nghiệm lựa chọn kỹ càng, không được rửa trong nước quá lạnh vì như thế miếng thịt sẽ ngon và dẻo hơn.
Nguyên liệu tạo mùi thơm và hòa quyện các nguyên liệu là thính. Thính là thứ gạo rang, xay mịn. Thính phải được làm từ gạo tám thơm Hải Hậu bằng cách ngâm gạo qua đêm, để ráo nước, đem rang đến khi gạo có màu vàng ngà ngà rồi đem nghiền mịn. Sau đó, đem 3 thứ thịt, bì, thính trộn đều nắm chặt thành quả nem rồi đem bọc trong lá sung và lá chuối.
Nguyên liệu tiếp theo không thể thiếu của món nem Giao Thủy đó chính là nước mắm Sa Châu. Đây là thứ nước nắm cổ truyền được pha làm nước chấm để chấm nem.
Và cuối cùng những nguyên liệu khác đóng góp nên món ăn nem nắm ngon hơn, tinh túy hơn đó chính là những các nguyên liệu: tỏi, ớt, lá sung, đinh lăng… Ăn nem nắm phải ăn kèm với lá sung, hay lá đinh lăng ngoài độ ngọt đậm từ thịt, dai giòn từ bì heo cộng thêm chút chan chát của lá sung, hay đinh lăng khiến món ăn ngon đúng điệu.
Món nem nắm không chỉ là món ăn hay được các gia đình đặt làm để tiếp đãi khách trong dịp giỗ chạp, cưới hỏi, ngày Tết… mà còn thỉnh thoảng xuất hiện trong mỗi bữa cơm tối gia đình ở Giao Thủy.
Ngày nay, nem nắm ở Giao Thủy đã nổi tiếng trên khắp cả nước, không khó để chúng ta có thể thấy nó ở những nhà hàng sang trọng, các quán bia… Đặc biệt, khi về với với thành Nam.