Lễ cúng cô hồn và lễ Vu Lan khác nhau như thế nào?

✦ 13/08/2015 ✦ Lượt xem (4587)

Lễ cúng cô hồn và lễ Vu Lan là hai ngày lễ khác nhau. Tuy nhiên do diễn ra trong cùng một thời điểm nên không ít người trong chúng ta lầm tưởng, thậm chí có người còn đánh đồng hai ngày lễ là một.

Phóng viên của báo Đời sống & Pháp luật đã có cuộc trò chuyện với sư thầy Thích Đàm Xuân (Chùa Thánh Chúa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội) về vấn đề này.

Theo sư thầy Thích Đàm Xuân lễ cúng cô hồn và lễ Vu Làn hoàn toàn khác nhau. Do chúng gắn với hai sự tích khác nhau tuy nhiên lại tổ chức chung một ngày khiến cho nhiều người nhầm lẫn. Về mặt ý nghĩa chúng cũng có nhiều điểm khác nhau, cụ thể là:

Về mặt nguồn gốc Lễ cúng cô hồn và Lễ Vu Lan

Lễ cúng cô hồn bắt nguồn từ câu chuyện Phật A Nan Đà một hôm khi đang ngồi trong tịnh thất thì có một con quỷ miệng lửa (diệm khẩu) hiện lên báo rằng, 3 ngày nữa Phật sẽ qua đời và bị hóa thành quỷ đói. Cách duy nhất để sống đó là cúng cho bọn quỷ đói (ngạ quỷ) thức ăn để được tăng thọ.

A Nan Đà sau đó đi gặp Đức Phật, được Phật truyền cho bài chú “Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Đà La Ni”, đem tụng trong lễ cúng để thêm phước. Y theo lời báo của quỷ miệng lửa, A Nan Đà sau đó làm theo, cúng quỷ đói và đọc bài chú Đức Phật truyền cho nên mới thoát được kiếp nạn.

Nhắc đến Ngạ quỷ các thuyết Phật giáo cũng có giải thích rằng, Ngạ quỷ là một dạng tái sinh khi con người chết đi, nếu làm nhiều việc tốt, chúng sẽ được đầu thai kiếp khác làm người. Ngược lại, nếu làm điều xấu, tùy theo các mức độ mà chúng sẽ bị đầy xuống địa ngục, nhẹ hơn thì đầu thai làm súc sinh và nhẹ nhất làm ngạ quỷ.

Cúng cô hồn từ xưa đã là một truyền thống của người Việt.

Cúng cô hồn từ xưa đã là một truyền thống của người Việt.

Lễ Vu Lan bắt nguồn từ sự tích về lòng hiếu thảo của ông Mục Liên. Vốn là một tu sĩ khác đạo, Mục Liên đã quy y và trở thành một đệ tử lớn của Phật, và được liệt vào hạng thần thông đệ nhất trong hàng đệ tử.

Sau khi đã chứng quả A La Hán, Mục Liên nhớ về mẫu thân, bèn dùng huệ nhãn nhìn xuống cõi khổ và thấy mẹ mình bị đọa vào kiếp ngạ quỷ (quỷ đói) nơi địa ngục A Tì.

Nhìn mẹ thân hình tiều tụy, đói không được ăn, khát không được uống, Mục Liên vận dụng phép thần thông đến với mẹ và dâng cơm cho mẹ ăn. Nhưng ác nghiệt làm sao, những hạt cơm cứ gần tới miệng mẹ thì bỗng hóa thành lửa. Không có cách nào khác, Mục Liên trở về bạch chuyện Ðức Phật, xin được chỉ dạy cách cứu mẹ.

Phật cho Mục Liên biết vì nghiệp chướng của các kiếp trước mà mẹ ông phải sinh vào nơi ác đạo làm loài ngạ quỷ. Phật dạy, một mình Mục Liên thì vô phương cứu mẹ mà phải nhờ đến uy đức của chúng tăng khắp nơi, đồng tâm hiệp ý cầu xin cứu rỗi mới được.

Mục Liên phải thành kính đi rước chư tăng khắp mười phương về, đặc biệt là các vị đã đạt được sáu phép thần thông, nhờ công đức cầu nguyện của các vị này thì vong linh mẹ Mục Liên mới thoát khỏi khổ đạo.

Phật lại dạy Mục Liên sắm đủ các món thức thức thời trân, hương dâu đèn nến, giường chõng chiếu gối, chăn màn quần áo, thau rửa mặt, khăn lau tay… dâng cúng các vị chư tăng. Vào đúng dịp Rằm tháng 7, lập trai đàn để cầu nguyện. Trước khi thọ thực, các vị chư tăng sẽ chú tâm cầu nguyện cho cha mẹ và ông bà bảy đời của thí chủ được siêu thoát…

Mục Liên làm đúng như lời Phật dạy. Quả nhiên vong mẫu của ông được thoát khỏi kiếp ngạ quỷ mà sinh về cảnh giới lành.”

Mùa Vu Lan báo hiếu là dịp để con cái tỏ lòng thành kính với bậc làm cha làm mẹ.

Mùa Vu Lan báo hiếu là dịp để con cái tỏ lòng thành kính với bậc làm cha làm mẹ.

Về mặt ý nghĩa Lễ cúng cô hồn và Lễ Vu Lan

Lễ cúng cô hồn nhằm mục đích làm phúc giúp những cô hồn lang thang, không chốn nương thân có được một ngày no đủ, ấm áp. Đây được xem là một hành động nhân văn, nên vẫn được người dân ta lưu truyền từ đời này sang đời khác.

Trong tháng 7 Âm lịch hàng năm thì ngoài lễ cúng cô hồn còn có lễ Vu Lan. Lễ Vu Lan hay còn gọi là Lễ báo hiếu, là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo. Những hoạt động về ngày lễ Vu Lan thường diễn ra vào ngày rằm tháng 7 hàng năm tại các chùa.

Bản chất của ngày lễ Vu Lan là để thể lòng yêu thương con người với con người. Đây cũng là ngày con cái tưởng nhớ công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ, nhận ra những điều đã làm được và chưa làm được để từ đó, hoàn thiện mình hơn.

 Theo báo Đời Sống và Pháp Luật

Bạn muốn thưởng thức, sử dụng trên mâm cỗ tiệc, cỗ cưới, đám hỏi, mâm lễ…những chiếc bánh dầy ngon – đẹp – giản dị và đậm đà hương vị truyền thống như: bánh dầy nhân đỗ (đậu) ngọt, bánh dày mặn, bánh dày chay, bánh dày giò – kẹp giò – kẹp chả, bánh dầy gấc, bánh dầy Quán Gánh…

Gọi hotline 096 831 8765 để đặt mua. Bánh dầy ngon sẽ được đưa đến bạn.!

Địa chỉ Cửa hàng Bánh Dầy Ngon tại Số 28, Ngõ 580 Trường Chinh, Hà Nội

Các bài viết trước đó

Hướng dẫn mua hàng

Quà tặng, khuyến mại

Được yêu thích

Bánh dầy xanh - Bánh ngải đặc sản dân tộc
Gọi đặt mua