Cuộc sống ngày nay hình ảnh của những chiếc bánh gato đã trở thành một một phần quen thuộc. Nó trở thành loại bánh ngon được yêu thích nhất trên toàn thế giới bởi hình dáng cũng như mùi vị thơm ngon của nó cùng với những ý nghĩa vô cùng độc đáo và chiếm một vị trí đặc biệt trong tâm trí của mọi người.
Lịch sử ra đời:
Trong văn hóa phương Tây bánh sinh nhật là món tráng miệng được dùng trong bữa tiệc sinh nhật. Bánh thường được trang trí với tên của người chủ bữa tiệc sinh nhật có kèm theo lời chúc mừng. Ngoài ra, người ta còn cắm trên bánh một số ngọn nến bằng số tuổi hiện tại của người tổ chức sinh nhật để cầu mong nó mang lại may mắn.
Nguồn gốc của chiếc bánh sinh nhật bắt đầu từ thời cổ đại khi đó rất khác với ngày nay. Người ta cũng cho rằng từ “cake” (chiếc bánh) xuất hiện từ thế kỷ 13 và xuất phát từ từ “kaka” theo tiếng Na Uy cổ.
Thời Hy Lạp cổ đại, người ta làm bánh ngọt hoặc bánh mỳ hình tròn để đưa tới đền thờ thần Artemis – thần Mặt Trăng từ đó phong tục làm bánh sinh nhật ra đời.
Vào khoảng thế kỷ 17 ở châu Âu đã đạt được thành tựu đặc biệt trong kĩ thuật làm bánh.Họ làm ra loại bánh có dạng tròn và phủ kem. Điều này chủ yếu là nhờ sự phát triển trong công nghệ chế tạo lò nướng khuôn chế biến thực phẩm và đường tinh luyện. Khuôn bánh được làm làm bằng gỗ hoặc kim loại, đặt trên chảo phẳng để định dạng bánh.
Lớp kem phủ trên bánh ban đầu được làm từ hỗn hợp đun sôi gồm đường, lòng trắng trứng và hương vị. Sau đó kem được đổ lên trên bánh và rồi bánh lại được đặt vào lò nướng.Sau khi lấy ra, lớp kem nguội đi nhanh chóng tạo thành một lớp phủ như lớp băng cứng, bóng loáng.
Đến giữa thế kỷ 19 thì nó trở thành loại bánh mà chúng ta biết ngày nay.Hương vị, dáng vẻ của bánh được cải tiến nhờ sử dụng bột mỳ trắng tinh luyện và việc dùng bột nướng thay cho bột ủ men.
Tại sao bánh lại có hình tròn:
Người ta cho rằng đây là do tín ngưỡng tôn giáo và do kĩ thuật làm bánh làm nên hình dạng như thế. Người Hy Lạp gắn hình dáng tròn của bánh với nữ thần Mặt Trăng – Artemis thậm chí họ còn thắp nến lên bánh để làm cho nó sáng lung linh như mặt trăng.
Lại có ý kiến cho là từ thời cổ đại người ta làm bánh hình tròn để biểu trưng cho vòng quay thời gian qua các năm những chiếc bánh hình tròn đại diện cho vòng tuần hoàn của tự nhiên mà cụ thể nhất là của mặt trời và mặt trăng.
Về kĩ thuật là bởi những chiếc bánh được làm bằng tay, chúng được nặn theo hình dáng những quả bóng tròn và được nướng trong lò hoặc trong những chiếc chảo đáy nông. Đến lúc bánh chín thì chúng có hình dạng tròn như chúng ta vẫn thấy.
Truyền thống thắp nến trên bánh sinh nhật
Người Hi Lạp cho rằng việc cắm nến lên bánh sinh nhật là để tôn thờ Nữ thần Mặt trăng. Do đó người Hi Lạp thường dùng nến màu vàng nhạt cắm xung quanh chiếc bánh để khi thắp, ánh nến sẽ phủ màu vàng trong bánh giống như mặt trăng tròn, phù hợp với các nghi lễ thờ Nữ thầm Mặt trăng.
Người Đức khi xưa lại tin rằng nến thắp trên bánh sinh nhật là tín hiệu truyền cảm hình ảnh “ánh sáng của sự sống”. Do đó người Đức đã cắm 1 cây nến cỡ lớn ở giữa chiếc bánh sinh nhật để “ánh sáng sự sống” này toả ra rực rỡ, lung linh.
Cho dù tục lệ thắp nến lên bánh sinh nhật nhằm mục đích gì thì nó vẫn được lưu truyền và phổ biến ở khắp mọi nơi trên thế giới.Mặt khác, tục lệ này cũng xuất hiện thêm nhiều đức tín mới.
Với sự giao lưu văn hóa ẩm thực giữa các quốc gia ngày nay thì ở mỗi nước bánh gato lại có một màu sắc riêng ,tuy vậy về cơ bản thì nguyên liệu làm bánh cũng như ý nghĩa của chiếc bánh vẫn giữ được nguyên vẹn.