Gạo nếp, bánh làm từ gạo nếp giàu chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe

✦ 13/07/2016 ✦ Lượt xem (4876)

Không biết đích xác từ bao giờ, gạo nếp đã trở thành một trong những “người bạn lương thực” gần gũi và thân thiết của chúng ta. Với sự tích “bánh chưng, bánh dày“, chắc hẳn gạo nếp đã có mặt trong bữa ăn của người Việt hàng nghìn năm về trước.

Xưa kia, khi đời sống còn vất vả và thiếu thốn, gạo nếp, các loại bánh làm từ gạo nếp như bánh chưng, bánh dày,.. thường chỉ được dùng trong những dịp cỗ lễ quan trọng, các dịp tết, còn nay, cuộc sống đã được cải thiện, hàng hóa phong phú, hội nhập kinh tế quốc tế, gạo nếp và các món ăn được chế biến từ nếp đã trở nên phổ biến, không còn hiếm như trước nữa.

Tuy vậy, cũng như các loại ngũ cốc khác, gạo nếp sẽ mãi tồn tại cùng lịch sử dân tộc không chỉ vì giá trị dinh dưỡng đặc biệt, mà còn vì những giá trị văn hóa tinh thần ẩn chứa trong những món ăn từ đó đem lại. Trong Y học cổ truyền phương Đông, gạo nếp còn được cổ nhân sử dụng như một vị thuốc độc đáo, điều mà ngày nay không phải ai cũng biết được.

Bánh dày cũng được làm từ gạo nếp, và đỗ xanh, món ăn rất ngon

Bánh dày cũng được làm từ gạo nếp, và đỗ xanh, món ăn rất ngon, được sử dụng nhiều trong mâm cỗ tiệc, cưới hỏi, nhà hàng…

Gạo nếp là sản phẩm của một giống lúa có tên khoa học là oryza-ativa L. Trong các y thư cổ, gạo nếp có nhiều tên gọi như nhu mễ, giang mễ, tửu mễ, nguyên mễ, đạo mễ… Theo phân tích của dinh dưỡng học hiện đại, trong 100g gạo nếp cái Việt Nam có chứa 74.9 g glucid, 8.6 g protid, 1.5 g lipid, 14 g nước, 0.6 g xeluloza, 0.8 g tro, 32 mg canxi, 98 mg photpho, 1.2 mg sắt và một số vitamin như B1, B2, PP. Tùy theo giống lúa và điều kiện địa hình, khí hậu khác nhau, các tỷ lệ trên có thay đổi đôi chút, nhưng nhìn chung lượng protid và lipid ở gạo nếp cao hơn so với gạo tẻ.

Gạo nếp vị ngọt, tính ấm có công dụng bổ trung ích khí, kiện tỳ dưỡng vị, ích phế chỉ hãn thường được dùng để chữa các chứng suy nhược cơ thể, viêm loét dạ dày, tá tràng, rối loạn bài tiết mồ hôi, đái đường, rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não ở phụ nữ có thai…

Ngoài ra, trong các câu chuyện sự tích có sự tích bánh chưng, bánh dày những thứ bánh ngon đều làm từ gạo nếp, trong dân gian còn dùng cơm nếp ủ men chế cơm rượu nếp cái hoa vàng, ngâm rượu trứng và rượu thuốc để bồi bổ sức khỏe.

Tuy nhiên, vì trong gạo nếp có chứa nhiều amilopectin thường gây hiện tượng khó tiêu, nên trẻ nhỏ, người già, người mới ốm dậy, người hệ thống bài tiết quá yếu không nên ăn nhiều đồ nếp. Nếu muốn ăn thì tốt nhất nên nấu thành cháo. Mặt khác, vì gạo nếp lại kèm thêm tính ôn ấm nên những người có thể chất nóng, những người đang bị bệnh có sốt, ho khạc đờm vàng, vàng da, chướng bong… cũng không nên dùng đồ nếp.

Theo quan niệm của Y học cổ truyền, trong nhân thể có ba thứ quý báu nhất là Tinh, Khí và Thần, gọi chung là “tam đại bảo”. Tinh sinh khí, khí sinh thần, tinh có đầy đủ, sung túc thì mới có thể hoá khí, khí có vượng thịnh thì thần mới sáng sủa và đầy đủ, từ đó âm dương mới cân bằng, tạng phủ mới điều đạt, cơ thể theo đó mà khỏe mạnh.

Tinh được tạo nên từ hai nguồn: tiên thiên và hậu thiên, tinh tiên thiên bẩm thụ từ cha mẹ, có thể hiểu là yếu tố di truyền, tinh hậu thiên lấy từ khí trời và khí đất, khí trời là dưỡng khí vô hình, khí đất là vật thể hiện hữu, trong đó có các loại rau cỏ và ngũ cốc. Sách thuốc xưa có câu: ” Tinh sinh bởi 5 loại lúa”, đủ thấy cổ nhân coi thóc gạo thực sự rất quan trọng với con người.

 Theo Thực phẩm & Đời sống

Bạn muốn thưởng thức, sử dụng trên mâm cỗ tiệc, cỗ cưới, đám hỏi, mâm lễ…những chiếc bánh dầy ngon – đẹp – giản dị và đậm đà hương vị truyền thống như: bánh dầy nhân đỗ (đậu) ngọt, bánh dày mặn, bánh dày chay, bánh dày giò – kẹp giò – kẹp chả, bánh dầy gấc, bánh dầy Quán Gánh…

Gọi hotline 096 831 8765 để đặt mua. Bánh dầy ngon sẽ được đưa đến bạn.!

Địa chỉ Cửa hàng Bánh Dầy Ngon tại Số 28, Ngõ 580 Trường Chinh, Hà Nội

Các bài viết trước đó

Hướng dẫn mua hàng

Quà tặng, khuyến mại

Được yêu thích

Bánh dầy xanh - Bánh ngải đặc sản dân tộc
Gọi đặt mua