Những món ngon đất Hà Thành: Bánh cuốn, ô mai, bánh cốm

✦ 15/12/2015 ✦ Lượt xem (5036)

Ở phần trước chúng ta đã có dịp được biết đến các món ăn đặc sản chả cá Lã Vọng – món cá tẩm ướp ngon, bánh tôm Hồ Tây giòn tan bùi bùi…Hôm nay chúng ta cùng xem các món tiếp theo như bánh cuốn, ô mai, bánh cốm như thế nào nhé!

Bánh cuốn Thanh Trì

Bánh cuốn Thanh Trì là món ăn nổi tiếng của người Hà Nội, là đặc sản của huyện Thanh Trì. Bánh được làm từ gạo gié cánh, tám thơm, tráng mỏng như tờ giấy.

Dùng gạo ngon, xay mịn, hòa với nước. Đặt nồi hấp, căng vải mỏng trên miệng nồi. Mỗi lần cho một muôi bột nhỏ. xoa đều lên bề mặt miếng vải để tráng bánh được mỏng. Sau khi bánh chín, dùng thanh tre mỏng và tròn cuộn bánh đưa ra đĩa, sau đó cuộn thêm nhân làm từ thịt lợn, tôm, mộc nhĩ, nấm hương đã xào chín với các gia vị như mắm, hạt tiêu… thêm chút hành khô phi thơm cùng với nước chấm đủ các vị chua, cay, mặn, ngọt.

Bánh cuốn Thanh Trì ngon nhất nhì Hà Nội

Bánh cuốn Thanh Trì ngon nhất nhì Hà Nội

Bánh cuốn Thanh Trì trước đây không có nhân, thường được xếp thành từng lớp trong lòng một chiếc thúng, trên phủ tờ lá sen hay lá chuối, lá dong. Người bán bánh thường đội thúng bánh trên đầu, di dạo bán bánh trên phố phường Hà Nội.

Khi gặp người mua, người bán bánh sẽ hạ thúng xuống, lần giở từng lớp bánh cuốn mỏng, tách từng lớp bánh sao cho bánh cuốn không bị rách. Trên mặt lá bánh cuốn điểm những cọng hành lá màu vàng, nâu đã được phi thơm chín. Mỗi lớp bánh cuốn đó sẽ được sắp xếp gọn lại trên đĩa, lần lượt từng miếng bánh một được đặt cạnh nhau. Sau đó, bánh cuốn được cắt đôi trên đĩa để cho dễ ăn.

Bánh được ăn với thứ nước chấm đặc trưng cho từng người bán bánh riêng, có thể ăn kèm chả quế, giò lụa hoặc đậu rán và rau mùi thơm.

Ô mai Hàng Đường

Là nét đặc trưng, khi ra xứ Hà thành thì ai cũng muốn mang về một ít ô mai phố Hàng Đường để làm quà cho người thân như mang một chút nắng xuân, một tí làn gió mát lạnh về nhà để nhớ về Hà Nội thân thương.

Ô mai là một loại mứt, còn được gọi với cái tên quen thuộc là xí muội. Nguyên liệu chính để chế biến ô mai là các loại trái cây như mơ, mận, me, cóc, đào, sấu, trám, quất, khế, xoài, mít… Nhưng, để có màu sắc và hương vị đặc trưng mang phong cách riêng, do có những bí quyết gia truyền của người làm ô mai.

Ô mai Hàng Đường món ngon Hà Nội - Làm quà xa quê

Ô mai Hàng Đường món ngon Hà Nội – Làm quà xa quê

Để có ô mai ngon và bắt mắt, phải thực hiện khá nhiều công đoạn cần đến sự cẩn thận và tinh tế. Trước hết, người ta phải chọn loại quả ngon, tươi tốt không bị sâu, giập… sau đó các loại trái sẽ được rửa sạch, ướp muối, phơi khô và hấp sấy.

Tiếp theo là sao tẩm và ướp và chế biến thành ô mai. Mỗi loại quả khác nhau có thể chế biến nhiều món có hương vị hấp dẫn khác nhau, có loại chua, có loại ngọt, có vị vừa cay – chua – mặn – ngọt hòa lẫn vào nhau.

Món ô mai thơm ngon, hòa quyện và giản dị ấy đã trở thành những kỷ niệm đẹp cho ai đó đã từng thưởng thức, để rồi người ta vẫn thường ví tuổi ngây thơ là độ tuổi ô mai, là vậy.

Bánh cốm Hàng Than

Nhắc đến phố cổ Hà Nội người ta thường nhắc đến Hàng Than, con phố nhỏ có nhiều nhà làm bánh cốm. Mỗi độ thu sang hương cốm làm say lòng du khách. Với những bí quyết riêng, món đặc sản này không thể thiếu trong gói quà để gửi người xa quê, cưới hỏi, giỗ chạp.

Làm từ gạo nếp với đậu xanh nhưng hương vị bánh cốm thì lại khác với bất kỳ loại bánh nào. Cốm làm từ gạo nếp non, nhân gồm đậu xanh và dừa. Cả vỏ và nhân bánh đều được xào lẫn với đường, khi thưởng thức bánh khó mà biết rõ được phần nào ngon hơn.

bánh cốm Hàng Than đã trở thành đặc sản nổi tiếng Hà Nội, không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi

Bánh cốm Hàng Than đã trở thành đặc sản nổi tiếng Hà Nội, không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi

Chế biến từ cốm để trở thành bánh cốm cần sự công phu. Cốm dùng làm bánh phải là dạng cốm già, nghĩa là lúa cắt ở thời điểm hạt đã chắc xanh, vì cốm non khi vào đường sẽ tan hết, không dùng làm vỏ bánh được. Việc rang, giã, sàng, sẩy giống như làm cốm non. Cốm làm xong sấy khô, đựng vào chum vại, hoặc đóng gói thật kín cho khỏi ẩm. Khi đem làm bánh mới đổ vào nồi hay chảo.

Thường cứ 1 kg cốm thì dùng khoảng 1,3 lít nước, trộn cho hạt cốm mềm, rồi pha tỷ lệ một đường một cốm, đặt lên bếp đun và đảo đều tay, khi gần được thì thêm ít giọt nước cất từ hoa bưởi, nhờ có tinh hoa bưởi mà bánh cốm có hương vị đặc biệt. Cái khéo là ở khâu đun cốm, nếu non thì bánh nhão, quá lửa thì bánh có mùi khét. Bí quyết để có được bánh cốm ngon, thơm hoàn toàn dựa vào thói quen và kinh nghiệm..

Hiện nay, cả dãy phố Hàng Than có đến mấy chục cửa hàng làm và bán bánh cốm. Trong đó có những hiệu bánh cốm gia truyền từ lâu, được nhiều người ưa chuộng.

Hôm nay chúng ta đi tìm hiểu 3 món ngon Hà Thành là Bánh cuốn Thanh Trì, Ô mai Hàng Đường, Bánh cốm Hàng Than, phần sau chúng ta sẽ đi khám phá các món ăn đặc biệt ngon như: Cốm làng Vòng, Phở Hà Nội, Bánh dày Quán Gánh, Vịt cỏ Vân Đình, Giò chả Ước Lễ

 

Bạn muốn thưởng thức, sử dụng trên mâm cỗ tiệc, cỗ cưới, đám hỏi, mâm lễ…những chiếc bánh dầy ngon – đẹp – giản dị và đậm đà hương vị truyền thống như: bánh dầy nhân đỗ (đậu) ngọt, bánh dày mặn, bánh dày chay, bánh dày giò – kẹp giò – kẹp chả, bánh dầy gấc, bánh dầy Quán Gánh…

Gọi hotline 096 831 8765 để đặt mua. Bánh dầy ngon sẽ được đưa đến bạn.!

Địa chỉ Cửa hàng Bánh Dầy Ngon tại Số 28, Ngõ 580 Trường Chinh, Hà Nội

Các bài viết trước đó

Hướng dẫn mua hàng

Quà tặng, khuyến mại

Được yêu thích

Bánh dầy xanh - Bánh ngải đặc sản dân tộc
Gọi đặt mua