Bánh “Gật gù” – món bánh lạ mà ngon của vùng đất mỏ Quảng Ninh

✦ 21/05/2019 ✦ Lượt xem (6152)

Ở Quảng Ninh, cụ thể là huyện Tiên Yên có món bánh với tên rất ngộ nghĩnh đó là “bánh gật gù”, bánh này cùng với gà đồi Tiên Yên là đặc sản ngon ở nơi đây.

Về nguồn gốc cái tên của món bánh gật gù nhiều người cho biết: Trước kia tại làng Tiên Yên, một số hộ gia đình làm bánh phở bán. Do người già và trẻ con thường thích ăn bánh không nhân cuốn thành cuộn dài, bánh dẻo quẹo cứ gật lên gật xuống (như người gật cái đầu ngả nghiêng lên xuống), khi ăn chấm nước mắm thấy rất ngon miệng, nên cái tên “gật gù” mang ý nghĩa và xuất phát từ đó.

Bánh gật gù vừa ăn vừa gật của Tiên Yên - Quảng Ninh

Bánh gật gù vừa ăn vừa gật của Tiên Yên – Quảng Ninh

Bánh gật gù được làm từ bột gạo tẻ có bề ngoài gần giống bánh phở, bánh cuốn. Thường thì gạo được ngâm qua đêm cho ngấm đủ nước, vớt ra để ráo rồi nghiền thành bột nước. Lúc nghiền bột cho thêm một ít cơm nguội vào để khi tráng bánh vừa phồng xốp, dẻo lại vừa mềm mịn.

Cách làm bánh gật gù về hình thức giống như cách làm bánh cuốn. Cũng là bột được xay từ gạo ngon, ngâm từ trước. Bí quyết làm bánh gật gù là khi xay gạo, chủ nhà sẽ cho thêm một ít cơm nguội để bánh ngon hơn, ngoài ra, xay bột nước và xay bằng cối đá.

Tráng bánh gật gù phải là người làm quen tay mới biết cách pha bột sao cho không đặc và cũng không bị loãng quá. Múc lượng bột vừa phải đổ lên khuôn dàn bột thành hình vòng tròn dày hơn bánh cuốn, mỏng hơn bánh đa, đậy nắp lại chờ khi bánh chín sẽ nở phồng lên, dùng một ống tre lấy bánh ra cuốn thành cuộn dài.

Để bánh không bị dính sát vào nhau, người ta sẽ trải một lớp lá chuối ở dưới, sau đó thì đem cuốn lại. Vỏ bánh gật gù khi chưa cuộn có thể gợi liên tưởng tới món phở cuốn của Hà Nội. Ngoài độ dày của vỏ bánh, khác biệt chính giữa bánh gật gù và bánh cuốn là ở chỗ: bánh cuốn thì có nhân (nhân thịt, hành, mộc nhĩ…) còn bánh gật gù thì hoàn toàn không có nhân.

Bánh gật gù cũng cần nước chấm, thông thường, nước chấm làm khá cầu kì. Chưng nước mắm với mỡ gà (dùng gà đồi thả tự nhiên ở nơi đây), hành phi và cho thêm thịt băm để nước chấm đậm đà và ngon hơn. Thức ăn đi kèm là khâu nhục (thịt hầm nhừ). Nếu ăn không hết, bỏ vào tủ lạnh, hôm sau cắt thành từng miếng nhỏ rồi xào với thịt bò hoặc ăn kèm với nước ninh xương như bún và phở cũng ngon tuyệt.

Bánh gật gù mềm, mát quyện vị ngậy bùi của miếng khâu nhục, hòa lẫn với nước chấm mỡ gà đồi, ai đã ăn rồi sẽ còn muốn ăn nhiều lần nữa.

Người dân địa phương bảo, ăn bánh gật gù chẳng những ngon, bổ, mà còn là thứ thuốc giải cảm rất hữu hiệu.

Người Quảng Ninh có một quy tắc bất thành văn rất thú vị. Đó là khi ăn người chủ nhà cầm bánh lên trước chuyển động nhẹ để miếng bánh gật gù 3 cái, sau đó khách đáp lễ lại cũng làm cho bánh gật gù 3 cái rồi cả hai mới chấm nước mắm rồi cùng thưởng thức.

Về với Quảng Ninh, ngoài bánh gật gù Tiên Yên, bạn đừng quên thưởng thức những đặc sản cũng ngon không kém phần như chả cá Hạ Long, sá sùng Quan Lạn, rượu mơ Yên Tử, lợn Móng Cái…nhé!

 Dân trí

Bạn muốn thưởng thức, sử dụng trên mâm cỗ tiệc, cỗ cưới, đám hỏi, mâm lễ…những chiếc bánh dầy ngon – đẹp – giản dị và đậm đà hương vị truyền thống như: bánh dầy nhân đỗ (đậu) ngọt, bánh dày mặn, bánh dày chay, bánh dày giò – kẹp giò – kẹp chả, bánh dầy gấc, bánh dầy Quán Gánh…

Gọi hotline 096 831 8765 để đặt mua. Bánh dầy ngon sẽ được đưa đến bạn.!

Địa chỉ Cửa hàng Bánh Dầy Ngon tại Số 28, Ngõ 580 Trường Chinh, Hà Nội

Các bài viết trước đó

Hướng dẫn mua hàng

Quà tặng, khuyến mại

Được yêu thích

Bánh dầy xanh - Bánh ngải đặc sản dân tộc
Gọi đặt mua