Bạn thường hay nghe nhắc về những chiếc bánh dày Quán Gánh nổi tiếng và chưa bao giờ nghe đến bánh dầy Vị Dương Nam Định. Đúng bạn không nghe nhầm đâu, Nam Định cũng có một món bánh dày khá nổi tiếng trong vùng, thực hư ra sao các bạn hãy cùng theo dõi, đọc bài dưới đây nhé!
Bánh dày là món ăn truyền thống của người Việt, xuất hiện trong nhiều dịp lễ hội và trở thành món quà biếu đầy ý nghĩa. Tuy nhiên, khi nhắc đến bánh dày, nhiều người thường chỉ nghĩ đến bánh dày Quán Gánh nổi tiếng ở Hà Nội. Nhưng có một loại bánh dày khác ít người biết đến, đó chính là bánh dày Vị Dương – đặc sản của vùng đất Nam Định.
Bánh dầy Vị Dương là một đặc sản có nguồn gốc từ vùng đất cổ thôn Vị Dương, xã Mỹ Xá (TP Nam Định). Bánh dầy thơm ngon nổi tiếng từ câu chuyện nguồn gốc xa xưa đến hương vị ấy đã trở thành vật phẩm để thờ cúng trong các lễ hội truyền thống, trong ngày giỗ chạp, thờ cúng tổ tiên và trong việc họ, việc làng.
Hạt thóc khô đều, không ẩm mốc, không gẫy. Thóc nếp được trữ trong chum sành có lót lá chuối khô và che đậy cẩn thẩn, khi đồ xôi, làm bánh mới ngả ra xay, giã đến khi hạt gạo trắng bóng mới thôi.
Sau đó tuyển lại gạo, loại bỏ những hạt chấm đầu ruồi và tránh thóc sạn lẫn trong gạo. Ngâm gạo ít nhất 6 giờ mới tiến hành đồ xôi, giã bánh. Mỗi cữ đồ thường là mươi mười lăm cân gạo, hạt nào hạt nấy tròn căng, bóng như nhộng ong tằm.
Bí quyết của người làng Vị Dương là chọn chõ đồ bằng đất nung, đậy lên trên một chiếc vung cũng bằng đất để giữ nhiệt. Khi đồ xôi phải giữ lửa cháy đều, đảm bảo đủ nhiệt cho xôi không bị khô, họ sẽ vảy nước ấm lên mặt xôi và phủ lên mặt chõ đồ một lớp lá chuối bánh tẻ, vừa để giữ nhiệt, vừa luyện thêm hương thảo mộc cho tấm bánh dầy.
Bánh dầy Vị Dương được giã bằng chày đứng và cối đá loại lớn, hoặc cũng có khi giã bằng chày ngang có cán gỗ qua một lượt vỉ buồm.Vỉ giã bánh dầy không phải bằng cói đơn thuần mà phải được đan bằng thân cây mai đập dập (loại cây thân nhỏ, tròn, cao quá đầu người mọc ở quanh bờ ao). Đây là công đoạn quan trọng và đòi hỏi nhiều yếu tố kỹ thuật nhất. Thường thì phải có ít nhất 3 người tham gia công đoạn này, trong đó 2 người giã bánh, 1 người vuốt chày đảo bánh. Người giã phải hối hả nhanh tay để bánh dẻo, tơ mịn ngay khi còn nóng hổi, còn người vuốt chày bắt bánh cũng thật nhanh tay cho kịp nhịp chày.
Bánh dày nặn to hay nhỏ tùy vào việc dùng bánh theo tiết lễ nhưng phải đạt độ vanh, cao thành, mặt bánh bóng mượt xoáy trôn ốc, không chảy nhão.
Bánh dày Vị Dương được làm từ gạo nếp dẻo thơm, được chọn lọc kỹ càng. Quá trình chế biến đòi hỏi sự khéo léo từ người làm bánh, từ việc ngâm gạo, rồi giã nhuyễn đến khi bột mịn và dẻo quánh.
Những sự tỉ mỉ đã làm nên điểm nổi bật của bánh dày Vị Dương chính là hương vị mộc mạc nhưng không kém phần hấp dẫn. Bánh có độ dẻo vừa phải, khi ăn có vị ngọt nhẹ của gạo nếp cùng sự thơm thoảng của lá chuối. Một điểm đặc biệt nữa là bánh dày Vị Dương thường được ăn kèm với chả lụa hoặc giò lụa, tạo nên sự hòa quyện giữa vị béo của chả và độ dẻo của bánh, mang lại trải nghiệm ẩm thực thú vị.
Bánh dày Vị Dương Nam Định là một món ăn giản dị, mang trong mình hương vị truyền thống và tinh túy của đất Nam Định.
Với những ai đã từng thưởng thức, bánh dày Vị Dương vẫn là một phần không thể thiếu trong bức tranh ẩm thực đa dạng của Việt Nam. Nếu có dịp ghé thăm Nam Định, đừng quên tìm mua và nếm thử món đặc sản này nhé!