Bánh Dày qua cái nhìn của con người Hà Thành

✦ 29/12/2015 ✦ Lượt xem (9211)

Ẩm thực Hà Thành là nơi giao thoa của nhiều nền ẩm thực khác nhau. Cái tinh tế trong ẩm thực thể hiện ở cách chế biến, cách thưởng thức và cả ở tấm lòng người trao kẻ nhận.

Mỗi món ăn Hà Thành không chỉ là những thức ăn thông thường mà còn được gọi là nghệ thuật ẩm thực mang nét truyền thống của người dân Việt Nam nói chung và của người dân Hà Thành nói riêng. Những món ăn Hà Thành đã làm nao lòng những người con xa quê và cả những người khách lần đầu đến với mảnh đất này. Trong đó phải kể đến món bánh dầy ngon mà có lẽ đã thật thân thuộc với người dân Hà Thành và những thực khách phương xa.

Nhớ bánh dầy trong từng dòng thơ của nhà văn Nguyễn Trọng :

Khắp cả Đông Tây nhớ quán em
Qua đây thấy bánh thử vào xem
Thơm ngon hứng túi bê ngay nếm
Ngậy béo tung tiền đỡ khát thèm
Chú tiểu quên chay nhồi chả kẹp
Ông từ nhớ mặn nhét giò kèm
Khen ai khéo nặn phồng lên thế!
Để bước cùng người đọ sức chen

Nói đến bánh dầy ở mảnh đất Hà Thành không thể không kể đến Bánh Dầy Quán Gánh. Làng nghề Quán Gánh thuộc xã Nhị Khê, huyện Thường Tín từ lâu nổi tiếng với nghề làm bánh dầy truyền thống. Bánh dầy Quán Gánh có vị thơm của xôi nếp, đậu xanh và nhiều hương liệu khác mang hương vị đặc trưng của làng nghề lâu đời để lại.

Xôi được giã nhuyễn, để nguội, nắm với nhân đậu. Đậu xanh ngâm đãi vỏ, nấu chín, để nguội, trộn đường, vừng, dừa nạo nếu là bánh ngọt, với mỡ, hạt tiêu nếu là bánh mặn rồi vo viên cỡ đầu ngón tay cái. Điều bất ngờ nhất là bánh dầy không để được lâu, chỉ từ sáng đến tối. Không dùng chất bảo quản thực phẩm, thế nên người ta mới phải thức đêm để làm bánh.

Bánh dầy bao giờ cũng được gói 6 chiếc trong 2 chiếc lá dong, để ở chỗ râm mát. Một lá theo chiều dọc, một lá chiều ngang, buộc thêm một sợi lạt giang, thế là vuông vức nuột nà. Một tấm giấy đỏ thắm in nhãn mác cài bên dưới, nổi bật trên nền xanh lục của lá dong. Sáu chiếc bánh nép vào nhau sau lớp lá dong, tất cả đều tròn và trắng, bên trong là nhân đậu thơm tho hòa vị ngọt của đường kính, chút ngầy ngậy của nếp cái Hải Hậu, chút bùi béo của vừng, dừa… tất cả làm nên một thương hiệu Bánh Dầy ngon Hà Nội

Bánh dầy Quán Gánh

Bánh dầy Quán Gánh

Ngoài bánh dầy Quán Gánh còn có rất nhiều loại bánh dầy khác như bánh dầy chay , bánh dầy kẹp giò ngon . Loại bánh dày thông thường thì chỉ nhỉnh hơn quả trứng, bẹt hơn, trắng tinh, còn thơm mùi nếp. Cứ từng đôi một đặt trên mảnh lá chuối xanh rờn, úp lại với nhau như âm dương vậy. Nếu bánh chưa khô, có thể hơi dính, khi bóc cần xé nhỏ lá chuối như ăn bánh gai.

Gạo nếp cái, nhặt kỹ, đồ xôi rồi đem giã. Không phải là cơm nếp vì hay nhão, khó giã và còn mất một lớp cháy, phí gạo.

Khi xôi chín tới, bắc ra, dỡ trên một tấm vỉ buồm đã xoa một lớp mỡ. Vỉ buồm đặt trên một mớ rơm sạch. Hai người đàn ông lực lưỡng, dùng cái chày gỗ cao gần bằng người, giã chày đôi, trong khi một người ngồi đảo bánh bằng bàn tay như múa và cũng đã được xoa nhẹ một lớp mỡ.

Khi xôi đã thành dẻo, không còn hình hạt gạo nào, là lúc bắc bánh. Mỗi người nắm lấy một mớ bột dẻo ấy nặn qua kẽ ngón tay chỏ và ngón tay cái. Bột dẻo phòi lên, một hình tròn như quả bóng bàn, trắng tinh. Dùng tay ngắt như hái quả, đặt lên mảnh lá chuối đã chuẩn bị sẵn. Mỗi mảnh lá chuối là hai cái bánh. Giây lát sau, quả bóng bàn ấy xẹp xuống, từa tựa như quả hồng tầu, chỉ khác là nó vẫn trắng tinh. Để thật nguội mới ấp vào nhau.

Khi vắt bánh, để khỏi dính tay, người ít dùng mỡ vì hay có mùi khét, mà thường dùng tủy lợn, có khi để sống, có khi hấp chín.

Bánh dày ăn không thì nhạt, không ra vị gì, nó không còn là xôi nếp. Chấm nó vào nước mắm cũng không được mà vào đường càng không được. Chỉ có cách cặp vào giữa hai cái bánh một miếng chả quế vừa ngọt vừa thơm hay một miếng giò bò có mùi hạt tiêu thìa là hoặc một miếng chả mỡ béo ngậy…

Chưa thấy ai mà lại ăn bánh dầy với dăm bông, xúc xích hoặc cá bỏ lò, gà quay, như vậy thì thực bất tri kỳ vị. Chỉ nó với giò chả thôi, không thể khác. Thứ nọ nâng thứ kia lên, vị này hòa vào vị khác, hòa hợp như một thứ giao hưởng có bè trầm bè thanh. Ngược lại bánh dầy ăn với giò chả là chính nhưng không thể ăn với phomát patê… Mỗi món có nét riêng của nó.

Loại bánh dày to, bánh dày đại, bánh dày cổ, có thể phơi khô, khi ăn cắt thành từng miếng nướng hoặc rán. Nó rẻo như kẹo kéo, ăn thơm thơm bùi bùi, ăn chơi cho vui, vì nó lạ thôi chứ ít ngon. Bánh dày khô còn giúp cho diễn viên ngậm khi khản cổ không xót ruột như ngậm ômai, không khát nước như ngậm muối. Một thứ thuốc thật tiện và rẻ.

Bánh dầy ngon Hà Thành

Bánh dầy ngon Hà Thành

Ấy vầy mà đã gắn bó với người dân Hà Thành tự bao đời, nó không chỉ là một thứ quà ăn vặt, một bữa sáng giản đơn, một món quà trong cỗ cưới hỏi, một thứ quà khi ta đi xa dễ dàng mua được món bánh dày mà nó còn tạo ra một nét đẹp về truyền thống mang nét đặc trưng riêng biệt mà chỉ mảnh đất Hà Thành mới có. Con người đi xa cũng nhớ về hương vị quê hương, về cội nguồn dân tộc.

 Theo nguồn Internet

Bạn muốn thưởng thức, sử dụng trên mâm cỗ tiệc, cỗ cưới, đám hỏi, mâm lễ…những chiếc bánh dầy ngon – đẹp – giản dị và đậm đà hương vị truyền thống như: bánh dầy nhân đỗ (đậu) ngọt, bánh dày mặn, bánh dày chay, bánh dày giò – kẹp giò – kẹp chả, bánh dầy gấc, bánh dầy Quán Gánh…

Gọi hotline 096 831 8765 để đặt mua. Bánh dầy ngon sẽ được đưa đến bạn.!

Địa chỉ Cửa hàng Bánh Dầy Ngon tại Số 28, Ngõ 580 Trường Chinh, Hà Nội

Các bài viết trước đó

Hướng dẫn mua hàng

Quà tặng, khuyến mại

Được yêu thích

Bánh dầy xanh - Bánh ngải đặc sản dân tộc
Gọi đặt mua